Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nước bị ô nhiễm
Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nước bị ô nhiễm
 
 
  
(ảnh:Ed Kashi)

Đại dương quá rộng và sâu đến nỗi cho đến hiện nay, người ta vẫn tưởng rằng dù có bao nhiêu tấn rác tấn hóa chất con người đã đổ vào lòng biển, thì tác động của chúng cũng không mấy đáng kể. Những người ủng hộ đổ rác thải ra biển thậm chí còn nói: “Các giải pháp cho tình trạng ô nhiễm đều “mờ nhạt” cả rồi.”

 

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào vùng đất chết kích thước rộng bằng vùng New Jersey hình thành mỗi mùa hè ở đồng bằng sông Mississipi, hay khu vực rộng hàng ngàn dặm của nhựa đang phân hủy ở phía bắc Thái Bình Dương để thấy rằng chính sách “Dilution’ (mờ nhạt) đã làm cho hệ sinh thái từng hưng thịnh trên bờ vực củasự sụp đổ.

 

Những hình thức ô nhiễm

 

Có bằng chứng cho thấy các đại dương đã phải chịu đựng sự tàn phá của con người hàng thiên niên kỷ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy thoái đó đặc biệt là các khu vực bờ biển đã tăng tốc đáng kể trong ba thế kỷ qua khi chất thải công nghiệp và nước thải từ các trang trại và thành phố ven biển đã tăng lên.

 

Ô nhiễm là sự xuất hiện của các chất gây hại vượt quá tiêu chuẩn của hệ sinh thái. Chất gây ô nhiễm nướcnhân tạo phổ biến bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, chất tẩy rửa, dầu, nước thải, chất dẻo và chất rắn, v.v. Nhiều chất nằm sâu trong lòng đại dương, nơi chúng được tiêu thụ bởi các sinh vật biển nhỏ, sau đó được đưa vào chuỗi dây chuyền thực phẩm toàn cầu.

 

Phân bón giàu ni-tơ được nông dân địa phương sử dụng, sẽ đọng lại ở sông suối vùng đó, nước ngầm, và cuối cùng là ở cửa sông, vịnh và vùng đồng bằng. Các chất này có thể trở thành dưỡng chất cho các loại tảo khổng lồ chuyên hút ô-xy, làm cho các sinh vật biển vùng đó khó có thể tồn tại. Các nhà khoa học nghiên cứu có khoảng 400 vùng như thế trên trái đất.

 

Những chất thải rắn, như túi xách, bọt xốp, và các loại rác thải rắn khác bị thải vào đại dương từ đất liền hoặc từ những tàu thuyền trên biền, có thể gây tử vong các loài động vật có vú sống ở biển, cá và các loài chim tưởng đó là thực phẩm. Lưới đánh cá hỏng đã trôi dạt trong nhiều năm, làm các loài cá và động vật có vú bị sa lưới.

 

Ô nhiễm tiếng ồn

 

Ô nhiễm không phải lúc nào cũng ở dạng vật chất. Trong những lòng biển, sóng nước có thể truyền âm đi hàng dặm. Sự kéo dài của âm thanh lớn, kéo dài từ tàu, thiết bị sóng siêu âm, giàn khoan dầu, và thậm chí các nguồn tự nhiên như động đất,… có thể phá vỡ sự di cư, thông tin liên lạc, quá trình sinh sản của nhiều loài dưới nước, đặc biệt là động vật có vú như cá voi, cá heo.

 

Cái kết của kỷ nguyên “mờ nhạt”

 

Người ta đang bắt đầu xem xét lại thuyết “Dilution”(mờ nhạt). Luật pháp nhiều quốc gia cũng như các giao thức quốc tế hiện nay cấm đổ các chất thải độc hại vào đại dương, mặc dù việc thực thi còn khá lẻ tẻ. Các khu bảo tồn biển đang được tạo ra để duy trì hệ sinh thái biển nguyên sơ, và những nỗ lực khôi phục lại các cửa sông và vịnh đã đạt được một số thành công ban đầu.

 

 NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN (Theo nationalgeographic)

Nhân Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nước bị ô nhiễm  (25/03)
II đề xuất được quản lý cấp nước tại 5 quận, huyện thuộc TP.HCM  (18/02)
Chôn ống để xả lén nước thải  (08/01)
Đẩy nhanh các công trình chống ngập tại quận 6, 11  (25/11)
Xử lý nguồn nước ô nhiễm vùng lũ  (18/11)
AFD nỗ lực đưa nước sạch về vùng nông thôn  (18/11)
TPHCM: Ngập nặng nhiều tuyến đường  (07/11)
Đảm bảo thoát nước tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất  (25/10)
Hội thảo: Chống thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị nhỏ Việt Nam  (21/10)
Kêu gọi đầu tư 3 nhà máy nước sạch cho ĐBSCL  (17/10)
   
 
   Online :  2
   Total Online :  1326253