Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
TP.HCM giải bài toán ngập lụt bằng cách nào?
TP.HCM giải bài toán ngập lụt bằng cách nào?

TP.HCM đã qua giai đoạn mùa mưa, bước vào cao điểm mùa khô. Tuy nhiên, tình trạng ngập nước vẫn "đe dọa" cuộc sống và sinh hoạt của người dân TP. Giải quyết chuyện ngập nước đô thị là 1 trong 7 chương trình đột phá do Thành ủy TP.HCM đề ra, liệu trong năm nay có cải thiện được tình trạng này?

ngap Tình trạng ngập nước khiến đời sống của người dân TP.HCM gặp nhiều khó khăn, bất tiện

Ngập do nhiều nguyên nhân                                   

Thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA. Nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình thì đã gây ngập nặng. Tính đến cuối năm 2018, TP.HCM còn 23 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến đường ngập do triều. Dù tình hình ngập có giảm qua các năm, nhưng tốc độ giảm rất chậm. Nhiều con đường thường ngập trầm trọng như Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Phan Huy Ích (Gò Vấp), Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh)…

Giai đoạn 2016 - 2018, TP.HCM đã dồn sức triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hơn so với trước đây như nâng đường, nâng nền, làm bờ bao, cống kiểm soát triều, nâng cấp hệ thống thoát nước. Cụ thể, TP triển khai 54 dự án xây dựng hệ thống thoát nước để bổ sung gần 100km cống các loại và nạo vét 61km kênh rạch; triển khai thực hiện 209 hạng mục công trình cấp bách nhằm khống chế tình trạng phát sinh khu vực ngập mới; thuê siêu máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh…

Song, hạn chế của công tác chống ngập ở TP hiện nay là các quy hoạch về thoát nước, chống ngập, thủy lợi được phê duyệt đã không còn phù hợp. TP.HCM vẫn chưa có quy hoạch cao độ nền làm cơ sở tính toán chính xác khi đầu tư hệ thống thoát nước; việc phối hợp, cập nhật xây dựng chung Quy hoạch tổng thể các ngành, lĩnh vực chưa đồng bộ. Một điều mấu chốt là nguồn vốn để đầu tư hạ tầng chống ngập cũng là bài toán nan giải khi mà giai đoạn 2016 - 2018, TP cần tới gần 10.000 tỷ đồng để thực hiện.

Bên cạnh đó, việc quản lý quy hoạch của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, bởi với nền đất yếu, hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng lại cho xây dựng hàng loạt khu cao ốc, tạo áp lực khiến nền đất lún nhanh hơn. Kênh rạch bị lấn chiếm, nhiều năm không được khơi thông, kèm theo quá trình lấn chiếm làm diện tích sông hồ bị thu hẹp khiến mực nước dâng cao nhanh hơn. Điều này làm TP bị ngập lụt khi triều cường lên cao hoặc khi mưa lớn là điều tất yếu.

ngap 1


Chờ đợi sự đột phá

Theo nhiều chuyên gia đô thị, thời gian qua TP.HCM đã áp dụng nâng hàng hoạt tuyến đường để chống ngập do triều, mưa nhưng giải pháp này lại là hạ sách. Bởi khi nâng đường, nâng cống nhưng không giải quyết được việc chống ngập mà còn khiến người dân phải khổ sở khi nhà biến thành hầm, đường hết ngập thì nhà thành sông. Việc chống ngập theo kiểu đối phó nói trên chỉ chuyển điểm ngập từ nơi này sang nơi khác.

GS.TS. Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐHQG TP.HCM) cho biết, hồ điều tiết là một trong những giải pháp nhằm chứa nước mưa đã được ứng dụng tại nhiều nước. Giải pháp vừa mang tính hiệu quả tức thời, vừa ít tốn kinh phí. Cụ thể, các hồ này sẽ thu và chứa nước mưa trong trường hợp mưa vượt tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ hỗ trợ và bổ sung thêm cho các giải pháp chống ngập và chỉ chống ngập cục bộ.

Chuyên gia độc lập Tài nguyên nước và Môi trường Tô Văn Trường cho rằng, TP.HCM phải đặc biệt chú ý quy hoạch chi tiết từ quy mô các khu phố và mật độ dân cư, kích thước đường phố và vỉa hè, chỉ được phép sử dụng 40% quỹ đất cho xây dựng các công trình dân sự là tối đa, còn lại 60% là dành cho xây dựng các công trình giao thông, công viên, hồ chứa nước. Trong quản lý lũ lụt và ngập đô thị, TP.HCM nên dựa trên quan điểm không thể chống ngập bằng mọi giá. Thay vào đó, TP cần chọn giải pháp “giảm nhẹ thiệt hại” trước, trong và sau thảm họa. Đây được xem là giải pháp được nhiều chuyên gia đô thị trên thế giới áp dụng.

Còn TS. Lê Xuân Bảo, Viện trưởng Viện Thủy lợi và Môi trường thì khẳng định rằng, nhìn một cách tổng quan, không có một dự án hay một phương thức duy nhất nào có năng lực chống ngập toàn bộ và bền vững cho toàn khu vực TP.HCM. Thực tế này đòi hỏi những người có trách nhiệm phải phân loại và tìm ra các nguyên nhân cụ thể để giải quyết. Từng khu vực diễn ra ngập được giải quyết thì toàn bộ công tác chống ngập của TP sẽ có hiệu quả. Như nhiều điểm ngập trong nội ô TP có nguyên nhân là do hệ thống đường ống cũ, xây dựng trước năm 1975 nên không thể giải quyết bằng các dự án đang triển khai được. Thậm chí như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chỉ vì ùn tắc rác thải ở các cống thoát nước, cũng như tình trạng lấn chiếm đã xảy ra ngập.

Thục Vy (TN&MT)


TP.HCM giải bài toán ngập lụt bằng cách nào?  (25/02)
Tiền Giang: Nguy cơ bãi rác trôi xuống biển  (25/02)
ADB xem xét hợp tác triển khai các dự án môi trường nước ở Bình Dương  (25/02)
Hậu Giang: Chất lượng môi trường nước mặt vẫn diễn biến phức tạp  (25/02)
Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang: Điểm sáng một vùng quê  (26/11)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quyết tâm cải thiện môi trường ở các đầm chứa nước  (01/11)
Quảng Ngãi: Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị  (01/11)
Bảo vệ tài nguyên nước toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu  (01/11)
TP.HCM phát động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch  (22/10)
Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực nước sạch  (22/10)
   
 
   Online :  3
   Total Online :  1319787