Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Bảo vệ đại dương trước mối đe dọa từ rác thải nhựa
Bảo vệ đại dương trước mối đe dọa từ rác thải nhựa
Ô nhiễm đại dương do rác thải, mà chủ yếu là rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu. Các cam kết giảm thiểu rác thải nhựa tuy quan trọng nhưng vấn đề vẫn nằm ở ý thức của con người. Việc hình thành ý thức không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong mỗi con người là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm đại dương.
  
 

Ra quân “Chung tay hành động vì đại dương” tại biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng)

Rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hàng năm có 8 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương, trong khi đó, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển. Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.

Theo bà Isabelle Vanderbeck - Quản lý Bộ phận Hệ sinh thái Biển, Chương trình phát triển môi trường Liên hợp quốc (UNDP), rác thải nhựa thải ra đại dương không chỉ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến con người.

“Rác thải nhựa tạo ra các chất độc nguy hiểm khiến các loài vi sinh vật bị nhiễm độc kéo theo các loài cá. Trong khi, con người lại sử dụng thực phẩm từ đại dương. Do đó, khi chúng ta ăn các loại cá biển thì vô tình những chất độc ấy đã thấm vào cơ thể, dần gây ra bệnh tật mà chúng ta cũng không nhận thức được.”- bà Isabelle Vanderbeck chia sẻ.

Theo nhiều chuyên gia, con cá, con tôm, con cua là nguồn sống của con người , không những đối với dân tộc Việt Nam mà con cả trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN. Chính vì thế, việc quản lý và giám sát chất thải ở đại dương là vô cùng quan trọng.

Ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả nhiều rác ra đại dương, mỗi năm "đổ" ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Tại Kỳ họp Đại hội đồng GEF 6, Việt Nam đề xuất sáng kiến “Thành lập Đối tác vì khu vực các biển Đông Á không có rác thải nhựa”. Trong đó, Việt Nam sẽ cam kết chuyển dịch mô hình tăng trưởng trên cơ sở nền kinh tế tuần hoàn theo nguyên tắc giảm tiêu thụ, gia tăng việc tái chế và tái sử dụng nhựa; tạo lập cơ chế và huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của các cấp, các ngành và các bên liên quan đến sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa.

“Hiện nay việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương sẽ là một trong những ưu tiên của Quỹ môi trường Toàn cầu trong chu kỳ sắp tới. Vì vậy chúng tôi cũng hy vọng rằng sáng kiến của Việt Nam sẽ được các tổ chức quốc tế đặc biệt là Quỹ môi trường Toàn cầu ghi nhận, ủng hộ và có hành động cụ thể để tài trợ cho cho Việt Nam dự án ở cấp khu vực này.” – ông Tạ Đình Thi cho biết.

Từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần

Trong suốt những ngày diễn ra sự kiện GEF 6 tại Đà Nẵng, mưa dông đã kéo theo một lượng rác lớn từ đầu nguồn về biển. Do vậy, chỉ trong nửa giờ đồng hồ ra quân “Chung tay hành động vì đại dương” tại biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng), hơn 500 đại biểu và các tình nguyện viên GEF6 đã thu gom được hơn 400 kg rác.

Trước những con số báo động về ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa, chính phủ các quốc gia đã và đang bắt đầu hành động, từ việc triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tái chế rác thải nhựa, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần… đến việc áp thuế hoặc thậm chí cấm hoàn toàn một số sản phẩm nhất định.

Ông Peter Thomson –Đặc phái viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về vấn đề Đại dương cho rằng:Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.000km là một thách thức và đang đối diện với hệ sinh thái bờ biển suy giảm, nước biển tăng, rác thải….

“Theo tôi nghĩ rằng, các cam kết tuy quan trọng nhưng vấn đề vẫn nằm ở ý thức của con người. Việc hình thành ý thức không sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong mỗi con người là cực kỳ quan trọng. Giả sử, nếu hơn 8 tỷ người trên trái đất này không sử dụng sản phẩm từ nhựa thì sẽ không còn nhà cung cấp nào nữa, vậy đại dương sẽ luôn luôn sạch. Tôi nghĩ, đó mới chính là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rác thải nhựa.”- ông Peter Thomson đề xuất.


Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) được thế giới biết đến không chỉ vì đó di sản văn hóa thế giới mà còn do các hoạt động nói không với sản phẩm nhựa. Đã ngót chục năm nay, người dân ở Cù Lao Chàm (Hội An) nói với loại túi ni lông. Từ chợ, quầy hàng cho đến từng nhà hộ dân, đâu đâu cũng có những vật dụng thay thế chức năng túi ni long. Ý tưởng đảo không túi ni long này được khởi phát từ ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An khi ấy. Ban đầu là những cuộc vận động không mang túi ni long ra đảo, sau đó tiến đến quy định “đóng quỹ” 150.000 đồng đối với người cố ý mang bịch ni long ra đây.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An, Trưởng Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm cho biết: Với thông điệp, bắt đầu từ những hành động nhỏ, “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông” và bây giờ là “Không sử dụng ống hút nhựa” để hòa cùng nhân loại bảo vệ trái đất này, cũng chính là bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học tại quần đảo Cù Lao Chàm.

“Người dân Cù Lao Chàm kiên quyết nói không túi ni lông, với ống hút nhựa. Cù Lao Chàm tự hào là địa phương trên cả nước cam kết nói không với ống hút nhựa. Tôi tin tưởng và mong đợi vào một ngày không xa Cù Lao Chàm sẽ hoàn toàn sạch bóng các loại rác thải nhựa”.- ông Hùng chia sẻ.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường


Bảo vệ đại dương trước mối đe dọa từ rác thải nhựa  (18/07)
Hà Nội tập trung xử lý 1.228 vi phạm công trình thủy lợi  (18/07)
Giải bài toán nước sạch cho ngoại thành  (18/07)
Dự án Đê biển Vũng Tàu - Gò Công trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu ĐBSCL  (11/04)
Giải pháp nguồn nước của Ấn Độ: Kết hợp hứng nước mưa và bổ sung nguồn nước suối  (28/02)
Bắc Giang: Lén lút “tuồn” gần 16 tấn chất thải nguy hại, Công ty Bovietbị xử phạt 440 triệu đồng  (28/02)
Phạt tới 500 triệu đồng nếu xả thải gây ô nhiễm môi trường  (28/02)
Chất xử lý nước thải thuộc nhóm hàng chịu thuế GTGT 10%  (28/02)
Hà Nội đầu tư 79 tỷ đồng làm đường vào khu xử lý chất thải Xuân Sơn  (28/02)
TP.HCM yêu cầu khẩn trương bàn giao mặt bằng dự án giải quyết ngập do triều  (28/02)
   
 
   Online :  2
   Total Online :  1319390